Những Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Trên Đảo Cô Tô
Với tiềm năng sẵn có, đảo Cô Tô đang dần trở thành điểm du lịch được nhiều du khách ưa thích và lựa chọn. Mùa hè đang đến gần hứa hẹn sẽ có một mùa du lịch sôi động trên đảo Cô Tô. Phần 1 của bài viết, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những địa điểm du lịch Cô Tô hấp dẫn: nhà lưu niệm Bác Hồ, đảo Cô Tô con, trạm hải đăng, cầu Mỵ.
1. Giới thiệu về huyện đảo Cô Tô
Huyện Đảo Cô Tô với diện tích 46,2 km vuông, với khoảng 50 đảo, đảo đá lớn nhỏ.Quần đảo Cô Tô trù phú với nghề đánh bắt cá lâu đời. Sự khác biệt giữa Cô Tô và các đảo khác ở Việt Nam chính là ở sự đa dạng trong kinh tế, địa hình tại đây. Các làng chài nhỏ ven biển, xe lẫn các đồi thông. Những thung lũng nhỏ hẹp xanh mướt vào mùa lúa. Cô Tô là một trong những hòn đảo đủ nước ngọt và sở hữu nhiều đặc rừng, biển quý hiếm như Hải Sâm, Bào Ngư.v.v
Văn hoá miền biển tạo ra nét hào sảng đặc trưng cho cư dân nơi đây. Sự tách biệt với đất liền khiến Cô Tô nhẹ nhàng như một bức tranh vừa biển, vừa quê. Mang lại cho du khách các cung bậc cảm giác khác nhau vào từng mùa.
Các bãi đá tự nhiên như Châu Âu, làn nước trong xanh và từng đàn cá bơi lội là những điểm mà quý khách chắc chắn sẽ bắt gặp tại Cô Tô. Chỉ với một chiếc ống thở đơn giản, áo phao và thiết bị an toàn, quý khách có thể ngâm mình và tìm điểm cá, rong và san hô mình yêu thích.
Mũi con chuột với những bãi đá nhấp nhô, uốn lượn vươn ra biển.
Lang thang trên những con đường rợp bóng mát, tít tắp phi lao. Chứng kiến sự nhộn nhịp của cảng cá sớm, chiều. Ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ của cả quần đảo từ điểm cao Hải Đăng. Hay trực tiếp tham gia vào ngư vụ.v.v là những hoạt động tối thiểu mà bạn sẽ trải qua tại hòn đảo mến khách này.
2. Nhà lưu niệm Bác Hồ
Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm tại Khu 3, thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là một quần thể di tích trên đảo Cô Tô gồm Tượng đài, bia, nhà lưu niệm thuộc hệ thống Di tích lịch sử Đã xếp hạng di tích lịch sử,văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 985-QĐ/VH ngày 07 tháng 05 năm 1997.
Huyện đảo Cô Tô truớc kia là hai xã Cô Tô và Thanh Lân thuộc huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Bao gồm: 30 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai đảo lớn là Cô Tô và Thanh Lân, diện tích: 3.850 ha. Có hải phận gần 200 km từ ngoài khơi đảo Trần đến ngoài khơi đảo Bạch Long Vĩ. Bốn phía là biển bao bọc.
Bác Hồ, TW Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến Cô Tô nói riêng và vùng biển Đông Bắc nói chung. Lúc sinh thời, Bác Hồ đã nhiều lần về thăm, căn dặn và động viên quân dân vùng biển Đông Bắc.
Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô.
Năm 1961 Bác ra thăm đảo Cô Tô. Ngày 23/3/1994 Thủ tướng chính phủ ra Nghị định 28/CP thành lập huyện Cô Tô. Ngày 23/12/1994 làm lễ đón nhận Nghị định, chính thức ra đời huyện Cô Tô. Ngày 9/5/1961 từ Trà Cổ, Bác đi máy bay trực thăng ra đảo Cô Tô (thuộc Hải Ninh) thân mật hỏi thăm quân dân các dân các dân tộc trên đảo và thăm một số cơ sở sản xuất.
Để thể hiện lòng kính trọng biết ơn Người, tháng 1 năm 1962 Bác trở lại thăm vùng Đông Bắc Tổ quốc, Ủy ban hành chính tỉnh Hải Ninh xin phép Bác cho dựng tượng bác trên đảo Cô Tô, xây dựng nhà lưu niệm, dựng bia ở những nơi Bác đến thăm, đã được Bác đồng ý.
Khu di tích nhà lưu niệm Bác Hồ tại huyện đảo Cô Tô.
Đây là một trong những nơi duy nhất Bác đồng ý cho dựng tượng lúc người còn sống. Khu di tích lưu niệm Hồ Chủ Tịch trên đảo Cô Tô huyện Cô Tô tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Tượng đài Bác Hồ trong khuôn viên, nơi máy bay hạ cánh.
Di tích được xây dựng năm 1968 và tôn tạo lại năm 1975, như hiện nay cách bờ biển 50m. Được xây dựng tường bao xung quanh, diện tích khu khuôn viên 1,835m2,gồm 3 cửa: cửa chính giữa, hai cửa bên phải và trái.
Chính giữa khuôn viên được lát gạch lá dừa hình chữ đinh (J) xung quanh tượng Bác. Tượng đài toàn thân, Bác đứng vẫy tay, trang phục bộ quần áo kaki và đôi dép cao su. Chính giữa dưới chân tượng đài đặt đỉnh hương, hai bên là hai ghế đá, Phía sau tượng Bác là tấm bia đá xanh được xây ốp xung quanh đá rửa. Bia đặt trên bệ nhị. Phía sau khuôn viên là tấm bia gốc xây dựng năm 1968 đặt nghiêng trên bệ nổi ốp đá rửa xây kiểu bia mộ tam cấp.
Nhà lưu niệm, nơi Bác gặp gỡ, căn dặn cán bộ Cô Tô.
Di tích được xây dựng trong khuôn viên tường bao hình vuông, cạnh 47m, diện tích khuôn viên 2,209m2.
Nhà lưu niệm Bác Hồ tại khu di tích.
Nhà lưư niệm được xây 5 gian cấp 4, đóng xó lợp ngói sông cầu, tường bao hiên. Gian giữa đặt tượng bán thân Bác, tượng được đặt trên bục, khung xếp ly vải đỏ, hàng chữ tráng nổi nền đỏ: Không có gì quý hơn độc lập tự do, bên dưới đặt đỉnh hương.
Hai gian thông bên phải trưng bày chiếc giường một nhài quạt Bác nằm nghỉ trưa ngày 9/5/1961. Trên giường dải ga trắng và chiếc gối hoa, bên cạnh là chiếc tủ hai buồng tủ đựng đồ đạc của Bác trong tủ trưng bày một bộ quần áo gụ, một bộ quần áo kaki, mũ cát, chậu đồng đôi dép cao su, những đồ dùng của Bác bao gồm bàn 04 chiếc cao 1m, ghế dựa 05 chiếc.
Tiếp theo là mô hình nhà sàn ở Phủ Chủ Tịch nơi Bác ở, một số hình ảnh chụp lúc Bác ra thăm đảo, một số bản trích lời nói chuyện căn dặn của Bác, của các đồng chí lãnh đạo…Ngoài ra còn có một số cờ, huân huy chương,danh hiệu Anh hùng lao động.
Hai gian thông bên trái trưng bày những thành tựu kinh tế,chính trị quân sự của quân dân trên đảo… Bên trái nhà lưu niệm là nhà khách, nhà bếp được nối liền với nhà khách bằng một hành lang. Các công trình trong khuôn viên được thiết kế rất hài hòa với không gian, ta có thể nhìn thẳng ra tượng đài Bác qua hồ sen.
Đồng muối nơi Bác đến thăm.
Cánh đồng muối thuộc thôn Nam Hải, trước cửa trung tâm Y tế huyện Cô Tô. Cánh đồng muối là một thung lũng bằng phẳng xung quanh là đồi núi bao bọc, có các của thông ra biển, diện tích đầm xấp xỉ 100,000m2.
Dốc Khoai nơi Bác xem bới khoai.
Nằm cách con đường từ bãi biển vào nhà lưu niệm cách biển 175m, bia được xây dựng bên phải đường từ ngoài vào, chính giữa đầu luống khoai Bác đã bới xem khoai. Bia khắc trên đá xanh thớ mịn.
Khu di tích lưu niệm Hồ Chủ Tịch trên đảo Cô Tô là một quần thể những dấu tích lưu niềm về Hồ Chủ Tịch, sự quan tâm của người với quân dân, các dân tộc trên đảo, một vùng biên giới phía Bắc Tổ quốc.
3. Đảo Cô Tô Con
Đảo Cô Tô Con cách Cô Tô Lớn chừng 1km. Có thể khẳng định Cô Tô Con sở hữu bãi biển đẹp nhất trong quần đảo. Là một đảo thuần quân sự, Cô Tô Con không có dân cư sinh sống. Rừng Cô Tô Con sở hữu nhiều loại động vật, gỗ quý, nhiều chim muông và hoang sơ hoàn toàn. Rừng Cô Tô Con có Thông Giẻ, một loại thông quý thường dùng để đóng hòm đạn, vá tàu.